HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1)
Ngày 26/12/2016 08:25 | Lượt xem: 1403

Đêm trực thứ Tư, 13/7/2011, khoa hồi sức tim mạch BV 115 tiếp nhận một bệnh nhân nam còn khá trẻ (sinh năm 1976) từ bệnh viện Sài Gòn chuyển đến với chẩn đoán Nhồi máu cơ tim cấp ngày thứ 1, biến chứng sốc và ngừng tim, hôn mê sâu sau ngừng hô hấp tuần hoàn. Bệnh nhân được chuyển đến bv 115 với mục đích chụp và nong mạch vành cấp cứu do bệnh viện SG chưa làm được can thiệp mạch vành.

Bệnh nhân nhập vào khoa trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 3mmm, mạch và huyết áp tạm ổn với thuốc vận mạch, đang được thở máy qua ống nội khí quản.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, BS trực đã tiến hành khám, hỏi lại bệnh sử, tiên căn bệnh từ người nhà bệnh nhân và làm thêm một loạt các xét nghiệm cận lâm sàng khác. 

Từ một câu chuyện lâm sàng:

Đêm trực thứ Tư, 13/7/2011, khoa hồi sức tim mạch BV 115 tiếp nhận một bệnh nhân nam còn khá trẻ (sinh năm 1976) từ bệnh viện Sài Gòn chuyển đến với chẩn đoán Nhồi máu cơ tim cấp ngày thứ 1, biến chứng sốc và ngừng tim, hôn mê sâu sau ngừng hô hấp tuần hoàn. Bệnh nhân được chuyển đến bv 115 với mục đích chụp và nong mạch vành cấp cứu do bệnh viện SG chưa làm được can thiệp mạch vành.



Bệnh nhân nhập vào khoa trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 3mmm, mạch và huyết áp tạm ổn với thuốc vận mạch, đang được thở máy qua ống nội khí quản.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, BS trực đã tiến hành khám, hỏi lại bệnh sử, tiên căn bệnh từ người nhà bệnh nhân và làm thêm một loạt các xét nghiệm cận lâm sàng khác. 

Câu chuyện của bệnh nhân xảy ra như sau: Cách đó vài giờ, bệnh nhân có uống vài chai bia với mấy người bạn trong cùng phòng trọ, sau đó đi ngủ. Lúc nửa đêm, người bạn bệnh nhân nằm bên cạnh thức giấc vì thấy bệnh nhân co giật tay chân, ú ớ, sau đó ngưng thở, người toát mồ hôi, tay chân lạnh ngắt, sờ vào tim thấy hình như ngưng đập. Ngay lập tức, bệnh nhân được mấy người bạn kêu taxi chạy tức tốc vào bệnh viện Sài gòn gần đó. Cũng may là bệnh nhân ở chung với bạn và nhà thuê thì ở đường Nguyễn Huệ, ngay quận 1. Thời gian từ nhà đến bệnh viện chỉ khoảng 5 phút. Tại bệnh viện SG, bệnh nhân được chẩn đoán đã ngừng tim, mạch = 0, huyết áp = 0, điện tâm đồ: rung thất. Bệnh nhân được cấp cứu đặt nội khí quản, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện chuyển nhịp, tiêm thuốc adrenaline.... Sau hơn 15 phút cấp cứu, tim bệnh nhân đập lại. Bệnh viện SG nghĩ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp nên chuyển ngau sang bv 115

Sau khi khai thác lại bệnh sử, tiền căn bệnh từ người nhà kết hợp với khám lâm sàng và xem xét kết quả cận lâm sàng, bs trực loại trừ chần đoán nhồi máu cơ tim và lần lượt loại trừ một loạt các chẩn đoán khác có thể gây ngừng tim đột ngột. Chẩn đoán cuối cùng là bệnh nhân: hôn mê sâu sau ngừng hô hấp tuần hoàn do rung thất trên bệnh nhân bị hội chứng Brugada type 1.

Bệnh nhân được điều trị và chăm sóc tích cực...
Sau 5 ngày, bệnh nhân tỉnh lại, được rút ống nội khí quản và thở tự nhiên qua mũi.
Sau 10 ngày bệnh nhân được chuyển ra phòng ngoài trong tình trạng tỉnh táo và có lúc loạn thần nhẹ, mạch và huyết áp ổn định.
Sau 2 tuần, bệnh nhân được xuất viện.

Một vài nhận xét từ câu chuyện này

Quá trình chẩn đoán, cấp cứu, và điều trị bệnh nhân tương đối hoàn chỉnh. Sở dĩ phải dùng từ "tương đối" là vì mình có thể làm tốt hơn:
BN có thể được chẩn đoán bệnh từ trước dễ dàng nếu được khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên phận công nhân làm thuê thì điều này là xa xỉ!
Khi phát hiện bệnh nhân ngừng tim tại nhà, nếu những người bạn này có hiểu biết về sơ cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thì sẽ tốt hơn. Người thân phải tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay lập tức và thông khí nhân tạo qua miệng - miệng. Nếu được tiến hành cấp cứu đúng ngay tại nhà, có thể bệnh nhân sẽ tỉnh lại luôn mà không cần phải sốc điện... Tuy nhiên ở VN rất ít người biết cách cấp cứu này, mà nếu có biết lúc đó mất bình tĩnh cũng xử trí sai. Thành thử cũng không trách gì được người nhà. Ở Mỹ có hệ thống
EMS (emergency medical system) hoạt động rất tốt nhưng cấp cứu tại nhà từ chính thân nhân vẫn nhanh hơn cả.

Ngoài những điều chưa hoàn hảo, nhìn chung bệnh nhân đã được chẩn đoán, cấp cứu và điều trị kịp thời nhưng trên hết bệnh nhân đã có rất nhiều may mắn:
Địa điểm: bn ở ngay trung tâm thành phố, rất gần các bv lớn, nhờ đó vận chuyển dễ dàng, nhanh, thuận lợi. Thời gian ước chừng không quá 10 phút. Chúng ta đều biết rằng, khi bn đã ngừng tim rồi, thì cứ mỗi phút qua đi mà bn chưa được ấn tim cấp cứu, cơ hội tim đập lại giảm đi 10%. Như vậy sau 10 phút từ lúc ngừng tim, nếu bn không được ấn tim và thông khí nhân tạo, cơ may sống sót gần như là 0%
Không ngủ đêm một mình: "I don't like to sleep alone" là tên một bài tình ca nhưng trong trường hợp này áp dụng cũng có lý!. Bn có may mắn là ngủ chung với nhiều người bạn (cũng khá tỉnh ngủ) nên được phát hiện kịp. Những người bạn cũng nhanh trí, bình tĩnh. Một số trường hợp khi phát hiện bn bất tỉnh, người nhà đè ra cạo gió!!!??? đã đời rồi mới đưa vô bv thì đã quá muộn. Bạn bn đã gọi taxi và yêu cầu chạy xe ngược chiều để đưa bn vào bv gần nhất. Hoan hô.
Được chẩn đoán, cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện lớn nên xử trí kịp thời, chính xác
Bệnh nhân có thể lực tốt và tuổi còn khá trẻ. Bn là lao động tay chân thực sự nên có cơ thể khỏe mạnh, cộng với tuổi đời còn khá trẻ nên phục hồi nhanh và dễ dàng hơn. Trong quá trình nằm viện, bn bị viêm phổi bệnh viện do thở máy rất nặng nhưng cũng qua được. Một vấn đề mà các bs rất lo là khả năng phục hồi tri giác của bn. Thời gian từ lúc ngừng tim đến lúc có mạch và huyết áp trở lại cũng hơn 10 phút. Bn có nguy cơ chết não (sống thực vật) do tổn thương vĩnh viễn các tế bào não vì thiếu oxy kéo dài. Kết quả chụp CT scan ngay khi vào 115, cho thấy phù não lan tỏa cả 2 bán cầu não. Tuy nhiên, cuối cùng bn đã tỉnh lại được, chỉ bị giảm trí nhớ một phần khi ra viện

Xin ngược dòng thời gian để cùng xem lại lai lịch của hội chứng này.

Brugada không phải là một cái tên xa lạ trong giới bs tim mạch. Hầu như bs tim mạch nào cũng biết tiêu chuẩn (criteria) Brugada đã có từ lâu. Đây là tiêu chuẩn nổi tiếng để chẩn đoán phân biệt một loạn nhịp nhanh QRS rộng (một dấu hiệu trên điện tâm đồ) có nguồn gốc từ "trên thất" hay "tại thất" ("tại thất" tức là nhịp nhanh thất). Nhịp nhanh thất là một loại loạn nhịp cực kỳ nguy hiểm! một cấp cứu tim mạch . Đây cũng là loạn nhịp hay gặp trên bn Brugada

Tuy nhiên hội chứng Brugada thì khác bộ tiêu chuẩn có cùng tên này. Hội chứng Brugada chỉ mới được công bố bởi 2 giáo sư ở Tây ban nha và Bỉ mang tên Brugada tìm ra, năm 1992. 

Như vậy hội chứng này đã được công bố khoảng 20 năm. Nghe 20 năm thì dài nhưng so với những hội chứng hay bệnh lí tim mạch khác, nếu xét về mặt tuổi tác, hội chứng Brugada thì thuộc hàng chắt chít!. Còn xét về mặt số lượng bệnh bệnh nhân, số ca tử vong, thì thuộc loại "nhân tài như lá mùa thu" (vì riêng hội chứng suy tim, đã làm chết 500000 bn mỗi năm chỉ ở Mỹ rồi!). 

Từ những ca lẻ tẻ được mô tả đầu tiên, người ta mới tập hợp lại và phát hiện ra một sự thật hơi phũ phàng cho dân Á đông là h/c này gặp nhiều ở dân da vàng hơn sắc dân khác. Ở Mỹ, CDC (trung tâm kiểm soát bệnh Mỹ) bắt đầu chú ý tới h/c này khi thấy nhiều ca đột tử trong khi ngủ trên những thanh niên hoàn toàn khỏe mạnh, da vàng, di cư từ châu Á sang Mỹ. Mấy ông Mỹ , châu Âu bèn lục tục xách vali chạy qua châu Á nghiên cứu thì mới té ngữa ra cái kiểu đột tử trong lúc ngủ này có lẻ là "chuyện thường ngày ở huyện " rùi. Ở Thái Lan , họ gọi kiểu chết này là Lai Tai (chết trong lúc ngủ) do ma quỷ bắt. Ở 
Philippines, họ gọi là Bangungot (hét lớn rồi chết). Còn Nhật bản thì gọi là Pokkuri (cái chết bất ngờ vào buổi tối)

Còn ở VN thì sao?

Thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe được những câu chuyện tương tự nhau: nam, thanh niên, khỏe mạnh trước đó, ngủ sau đó không tỉnh lại nữa.. Cách giải thích ở VN thường là "trúng gió". Dĩ nhiên ta đều biết chả có "gió mưa " gì ở đây cả.


Người ta nghĩ rằng h/c này chịu trách nhiệm chính cho phần lớn những ca đột tử < 50 tuổi ở 
NhậtPhilippines và Thái Lan. 

Tỉ lệ bị h/c này ở Nhật là 0.7 - 1%, trong đó từ 0.12 - 0.16% là type 1. Trong khi ở Phần lan là 0.6% và chỉ có type 2, 3. Mỹ: 0.4%/ trong một nghiên cứu ở 1 bv lớn, 0.14% type 2 trên người da trắng và Hicpanic

Tỉ lệ bị Lai tai ở Thái khoảng 30 ca/ 100.000 dân/ năm

Như vậy có thể thấy tỉ lệ bị h/c này và tỉ lệ bị đột tử do h/c này của dân Châu Á đều cao hơn so với sắc dân khác. Tại sao lại như vậy? Chưa ai biết rõ!

Ở VN, h/c này bắt đầu được chú ý đến khoảng gần 10 năm lại đây. Thỉnh thoảng trong những lần khám sức khỏe đại trà cho những công ty, cũng có thể bắt gặp những công nhân có điện tâm đồ (ECG) có dạng hội chứng này. 

Tuy nhiên tỉ lệ bệnh thực sự ở Vn hiện nay vẫn là một ẩn số vì chưa có những nghiên cứu tầm soát số lượng lớn trong dân số.

Lứa tuổi nào bị hội chứng Brugada ?

H/c Brugada thường được chẩn đoán ở tuổi trung niên. Tuy nhiên trong nhiều ng/cứu, người ta ghi nhận tuổi bệnh nhân có thể từ 0 đến 81 tuổi. Tuổi trung bình là 41 tuổi. Bệnh hiếm khi được chẩn đoán ở trẻ em. 

Trong một nghiên cứu đoàn hệ về h/c này trên trẻ em từ nhũ nhi đến 16 tuổi, có 30 bệnh nhi được thu thập. Tuổi trung bình là 8 tuổi, nam : 17, nữ : 13. Theo dõi 37 tháng, có một bé bị đột tử, 2 bé được cứu sống nhờ máy ICD đánh sốc kịp thời. Cả 3 bé này đều là Brugada type 1 và sốt là một yếu tố kích hoạt gây loạn nhịp tim. Nói chung các dữ liệu về Brugada ở trẻ em còn ít và vì vậy cách tiếp cận trên bệnh nhi bị hối chứng này cũng chưa thực sự rõ ràng.

Giới tính:

Tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn hẳn nữ. Trong nhiều ng/cứu tỉ lệ này dao động từ 8 đến 10 lần. Bệnh này "trọng nam khinh nữ"! . Lí do vì sao thì người ta cũng chưa biết rõ mặc dù bệnh là do đột biến gene nằm trên nhiễm sắc thể thường chứ không phải nhiễm sắc thể giới tính. Nghiên cứu trên mấy con thú thì người ta thấy có thể do ảnh hưởng của testosterone (hormone sinh dục nam) tác động lên. Không chỉ tỉ lệ bệnh cao hơn mà tỉ lệ bị ngất và đột tử ở nam cũng cao hơn nữ.

Theo bvnd 115

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua google bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua icio bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua digg bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: HỘI CHỨNG BRUGADA - TỪ MỘT CÂU CHUYỆN LÂM SÀNG ĐẾN HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP