3. Dịch tễ học và tác động đến các bệnh nhân
3. Dịch tễ học và tác động đến các bệnh nhân
3.1.Tần số xuất hiện và sự lưu hành rung nhĩ
Trong năm 2010, các con số ước tính có 20,9 triệu và 12,6 triệu nam giới và nữ giới bị AF trên toàn thế giới, theo thứ tự, tương ứng, với tần số xuất hiện và tần số lưu hành cao hơn ở các nước phát triển. Một trong bốn người trung niên ở châu Âu và Mỹ sẽ phát triển AF.
Đến năm 2030, 14-17 triệu bệnh nhân AF được dự đoán ở Liên minh châu Âu, với 120 000-215 000 bệnh nhân mới được chẩn đoán mỗi năm. Ước tính cho thấy lưu hành AF khoảng 3% ở người lớn tuổi từ 20 tuổi trở lên, có tỷ lệ cao hơn ở người già và ở những bệnh nhân với các trạng thái như tăng huyết áp, suy tim, bệnh động mạch vành (CAD), bệnh van tim, béo phì, tiểu đường, hoặc bệnh thận mãn tính (CKD). Sự gia tăng tỷ lệ AF có thể được bổ xung cho cả hai phát hiện tốt hơn AF im lặng , cùng với tuổi tác tăng và điều kiện thúc đẩy AF.
3.2.Bệnh suất, tử suất và gánh nặng rung nhĩ chăm sóc sức khỏe
AF liên quan độc lập với nguy cơ tăng lên 2 lần của tử suất do tất cả nguyên nhân ở nữ và tăng 1.5 lần ở nam (Bảng 3). Tử vong do đột quỵ phần lớn có thể được giảm nhẹ bằng thuốc chống đông máu, trong khi trường hợp tử vong tim mạch khác, như do suy tim và đột tử, vẫn còn phổ biến ngay cả ở những bệnh nhân AF được điều trị theo cơ sở bằng chứng hiện thời. AF cũng liên quan với bệnh suất gia tăng, chẳng hạn như suy tim và đột quỵ. Các nghiên cứu đương đại cho thấy 20-30% bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ có AF đã được chẩn đoán trước, trong hoặc sau khi các biến cố khởi đầu. Tổn thương chất trắng trong não, suy giảm nhận thức, giảm chất lượng cuộc sống, và tâm trạng chán nản thông thường ở các bệnh nhân AF, và giữa 10-40% của bệnh nhân AF phải nhập viện mỗi năm.
Bảng 3.Tử suất và bệnh suất tim mạch được kết hợp với rung nhĩ
Biến cố |
Kết hợp vói AF |
Tử vong |
Tử suất được tăng lên, đặc biệt tử suất tim mạch do đột tử, suy tim và đột quỵ. |
Đột quỵ |
20 -30% tất cả đột quỵ |
Nhập viện |
10 -40% bệnh nhân AF phải nhập viện hàng năm |
Chất lượng sống |
Chất lượng sống của bệnh nhân AF suy giảm độc lập với các trạng thái tim mạch khác. |
Rối loạn chức năng thất trái và suy tim |
Rối loạn chức năng LV được xác định ở 20 – 30% ở tất cả bệnh nhân AF. AF gây ra hoặc làm nặng thêm rối loạn chức năng thất trái ở nhiều bệnh nhân AF, trong khi các bệnh nhân khác có chức năng LV hoàn toàn bảo tồn, mặc dù AF kéo dài. |
Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ do tuần hoàn |
Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ do tuần hoàn có thể phát triển thậm chí ở các bệnh nhân AF đã được kháng đông. Tổn thương chất trắng ở não thường thấy ở bệnh nhân AF hơn các bệnh nhân không có AF |
AF: rung nhĩ. LV: thất trái
Các chi phí trực tiếp của AF hiện đã lên đến khoảng 1% tổng chi y tế ở Anh, và giữa 6,0 - 26,0 tỷ USD ở Mỹ năm 2008, do biến chứng AF liên quan (ví dụ như đột quỵ) và các chi phí điều trị (ví dụ như nhập viện). Những chi phí này sẽ tăng đáng kể ngoại trừ AF được ngăn chặn và điều trị một cách kịp thời và hiệu quả.
3.3.Ảnh hưởng của điều chỉnh dựa trên cơ sở bằng chứng lên hậu quả ở bệnh nhân rung nhĩ
Hình 1 mô tả các mốc quan trọng trong việc điều chỉnh AF. Mặc dù có tiến bộ, tỷ lệ mắc bệnh đáng kể vẫn còn. Thuốc chống đông đường uống (OAC) với thuốc kháng vitamin K (VKAs) hoặckháng đông uống không phải kháng vitamin K (NOACs) làm giảm rõ rệt đột quỵ và tử vong ở bệnh nhân AF.[38,39] Các can thiệp khác như kiểm soát nhịp và kiểm soát tần số cải thiện triệu chứng có liên quan đến AF và có thể bảo tồn chức năng tim, nhưng chưa thấy giảm bệnh suất và tử suất lâu dài
Thời gian nhận định |
Điều trị các bệnh đi kèm và phòng ngừa |
Thuốc chống đông máu |
Điều trị kiểm soát tần số
|
Liệu pháp kiểm soát nhịp |
Phẫu thuật chống rung nhĩ |
1995 |
|
VKA ưu thế hơn cho ngăn chặn đột quỵ ở BN AF |
|
PVI có thể ức chế AF |
Phẫu thuật maze đầu tiên được xuất bản |
2000 |
ACE-I /ARBs ngăn chặn AF ở BN HF |
Kháng vitamin K giảm đột quỵ ở 2/3 BN AF |
Kiểm soát tần số không kém hơn kiểm soát nhịp |
|
Tần số radio trên cơ sở maze duy trì nhịp xoang sau phẫu thuật tim mạch |
2005 |
ARB ngăn chặn AF ở bệnh nhân THA và phì đại LV
ARBs không ngăn chặn AF hoặc hậu quả xấu ở BN không THA |
Ximelagatran hiệu quả như kháng vitamin K
Dabigatran ít nhất hiệu quả như kháng vitamin K trong AF |
Amiodarone không ưu thế hơn kiểm soát tần số trong HF |
PVI duy trì nhịp xoang tốt hơn thuốc chống loạn nhịp Dronedarone cải thiện hậu quả ở BN AF không dai dẳng |
|
2010 |
A xít béo không no không ngăn chặn AF
MRA ngăn chặn AF ở BN HFrEF điều trị ACEI / ức chế beta ACEI/ARB ngăn chặn AF ở BN THA |
Rixaroxapan và Apixaban ít nhất hiệu quả như kháng vitamin K trong AF Edoxaban ít nhất như kháng vitamin K ở BN AF |
Dronedarone có hại ở BN AF dai dẳng. |
PVI điều trị đầu tiên duy trì nhịp xoang tốt hơn thuốc chống loạn nhịp |
AF hai cực hiệu quả hơn AF truyền thống cho ngoại khoa AF đơn độc |
2015 |
Beta blockers ngăn chặn AF ở BN HFrEF trước khi điều trị ACEI |
Phân tích gộp và các dữ liệu chăm sóc sức khỏe: NOACs an toàn và hiệu quả hơn một chút so với VKA |
Beta blocker không có lợi ích tiên lượng ở BN AF HFrEF |
PVI đơn thuần hiệu quả như triệt phá phức tạp ở bệnh nhân AF dai dẳng
Năng lượng lạnh hiệu quả như RF trong PVI |
Phẫu thuật maze đồng thời duy trì nhịp xoang nhưng tăng nguy cơ tạo nhịp vĩnh viễn. |
Hình 1. Cột đầu tiên biểu hiện thời gian của các nhận định từ các thử nghiệm mang tính bước ngoặt trong điều chỉnh rung nhĩ, bao gồm điều trị các bệnh đi kèm và phòng ngừa, thuốc chống đông máu, điều trị kiểm soát tần số, liệu pháp kiểm soát nhịp, và phẫu thuật rung nhĩ.
Trong cùng một thời gian, các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng rõ trong AF, tỷ lệ đột quỵ trung bình hàng năm 1,5% và tỷ lệ tử vong hàng năm khoảng 3% ở các bệnh nhân AF được kháng đông. Trong đời sống thực, tỷ lệ tử vong hàng năm có thể khác nhau (cả cao hơn và thấp hơn) .[42] Một số ít các trường hợp tử vong có liên quan đến đột quỵ, trong khi đột tử tim (SCD) và tử vong do suy tim tiến triển thường nhiều hơn, nhấn mạnh sự cần thiết phải can thiệp ngoài kháng đông. Hơn nữa, AF cũng liên quan với tỷ lệ nhập viện cao, thường cho điều chỉnh AF, nhưng thường cũng cho suy tim (HF), nhồi máu cơ tim (MI) và điều trị các biến chứng liên quan.
3.4.Giới
Ở cả hai các nước phát triển và các nước đang phát triển, tỷ lệ điều chỉnh theo tuổi và tỷ lệ AF thấp hơn ở nữ, trong khi nguy cơ tử vong ở nữ với AF là tương đương hoặc cao hơn so với ở nam giới với AF. Bệnh nhân nữ AF có yếu tố nguy cơ đột quỵ bổ sung (đặc biệt người lớn tuổi) cũng có nguy cơ đột quỵ lớn hơn nam, thậm chí chống đông với warfarin. (xem chi tiêt chương 9). Nữ giới chẩn đoán AF có thể có nhiều triệu chứng hơn nam giới và thường lớn tuổi hơn có nhiều bệnh đi kèm hơn. Nguy cơ chảy máu do kháng đông giống nhau ở cả hai giới, nhưng nữ xuất hiện ít có khả năng để nhận được sự chăm sóc chuyên khoa và điều trị kiểm soát nhịp hơn, trong khi các kết quả triệt phá qua catheter hoặc ngoại khoa AF được so sánh với những điều đó ở nam. Những quan sát này nêu bật sự cần thiết phải cung cấp các công cụ chẩn đoán hiệu quả và quản lý điều trị như nhau đối với nữ và nam.
Các khuyến cáo |
Classa |
Mức độb |
Tham khảo c |
Các bác sỹ lâm sàng AF cần thực hiện công cụ chẩn đoán và quản lý điều trị có hiệu quả như nhau ở cả nam và nữ để ngăn chặn đột quỵ và tử vong. |
I |
A |
39,46,57 |
Kỹ thuật triệt phá qua catheter hoặc ngoại khoa nên được đánh giá như kết quả tương đương ở nữ và nam, |
IIa |
B |
55.56 |
AF = rung nhĩ.
aClass các khuyến cáo.
bMức độ bằng chứng.
cTài liệu tham khảo ủng hộ khuyến cáo.
Các khuyến cáo liên quan đến giới
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389