IV. Chỉ định kiểm soát tần số thất trong rung nhĩ:
Là vấn đề quyết định quan trọng nhất trong lựa chọn chiến lược điều trị RN. Nhìn chung, chỉ định khi:
o BN RN mới khởi phát (RN cấp) và BN RN tái phát cấp tính kể cả BN thực hiện chiến lược KS nhịp.
o Rung nhĩ không triệu chứng và không có bắt buộc phải chuyển nhịp xoang
o Rung nhĩ dai dẳng mà khả năng duy trì nhịp xoang bằng thuốc chống loạn nhịp là khó thực hiện.
o BN nguy cơ tai biến của thuốc chống loạn nhịp lớn hơn nguy cơ rung nhĩ.
o Rung nhĩ vĩnh viễn.
Lựa chọn KS tần số hay nhịp dựa trên đặc điểm BN, bệnh nền và bệnh phối hợp, tuổi, triệu chứng do RN gây ra, loại RN (hình 2).
V. Các bước kiểm soát tần số:
V.1 . Đánh giá đáp ứng thất trong rung nhĩ
Trước khi quyết định kiểm soát đáp ứng thất trong RN, việc phân loại các kiểu đáp ứng thất là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bình thường: đáp ứng thất ở BN không ĐT là 90 (130) -170 lần /phút. Nếu tần số đáp ứng thất >200 lần/phút có thể xảy ra trong các tình huống như sau:
· Tăng tiết catecholamine quá mức
· Cường giáp
· Có dẫn truyền qua đường phụ (hội chứng WPW)
Ngược lại nếu BN rung nhĩ cơn đầu tiên mà tần số đáp ứng thất < 80l/p thì khả năng BN này có thể có :
· Tăng trương lực đối giao cảm
· Bệnh lý tại nút AV
Bên cạnh tình trạng bệnh lý nền và tình trạng lâm sàng lúc nhập viện, việc phân loại các kiểu đáp ứng thất còn giúp quyết định đến việc kiểm soát đáp ứng thất bằng thuốc đường tĩnh mạch hay chỉ dùng đường uống và thời điểm cần chỉnh liều thuốc. Dưới đây là tổng hợp các cách phân loại đáp ứng thất để hướng dẫn điều trị:
1. RN đáp ứng thất rất nhanh >140 lần/ph: nên KS bằng đường TM
2. RN đáp ứng thất nhanh >100 lần/ph:KS bằng đường uống or TM
3. RN đáp ứng thất TB và chậm: 60-100 lần/ph:Đạt mục tiêu ĐT, Suy nút xoang ở BN k dùng thuốc chậm nhịp.
4. RN với block AV cao độ: 40-60 lần/ph: Cảnh giác quá liều thuốc
5. RN với block AV hoàn toàn: < 40 lần/ph, QRS đều. Cần ngưng thuốc và có biện pháp theo dõi điều trị thích hợp.
V.2 . Các thuốc dùng trong kiểm soát đáp ứng thất:
Các thuốc thường dùng là chẹn beta hay chẹn kênh calcium non-dihydropyridine nếu không kèm suy tim hay tụt huyết áp. Digoxin là thuốc hàng thứ hai. Trong trường hợp trương lực giao cảm tăng, digoxin thường không có hiệu quả. Tuy nhiên khi BN bị tụt huyết áp hay suy tim thì Digoxin sẽ là thuốc lựa chọn hàng đầu.
Sử dụng amiodaron ( đặc biệt sử dụng đường tiêm tĩnh mạch ) trong tình huống lâm sàng không muốn tác dụng ức chế co bóp cơ tim và các thuốc khác là chống chỉ định. Kiểm soát đáp ứng thất bằng amiodaron thường rất hiệu quả.
Theo kết quả của NC AFFIRM ( so sánh chiến lược kiểm soát đáp ứng thất và chuyển nhịp ) đã cho ra tổng kết hiệu quả của kiểm soát đáp ứng thất (cả khi nghỉ và gắng sức) khi dùng thuốc như sau:
§ Chẹn beta - 59 %
§ Chẹn kênh Canxi- 38 %
§ Digoxin - 58 %
§ Chẹn beta cộng với digoxin - 68 %
§ Chẹn kênh Canxi cộng với digoxin - 60 %
§ Beta blocker cộng chẹn kênh calci - 59 %
§ Beta blocker cộng với canxi chẹn kênh cộng với digoxin - 76 %
- Bảng 3 tóm tắt các thuốc, liều và cách dùng để KS đáp ứng thất cũng như lưu ý một số tác dụng phụ. Lựa chọn thuốc theo bệnh lý nêu ở hình 3-4. Đường tĩnh mạch dùng trong tình huống cấp tính.
Bảng 3. Các thuốc kiểm soát đáp ứng thất.
Thuốc |
Mức chứng cứ |
Liều tải |
Bắt đầu TD |
Liều duy trì |
Tác dụng phụ |
CẤP TÍNH |
|
||||
Kiểm soát tần số ở BN không có dẫn truyền phụ |
|||||
Esmolol |
IC |
500mcg/kg TM trong 1p |
5 phút |
60-200mcg/kg/phút TM |
Giảm HA, chậm nhịp, giảm TS tim, suyễn, suy tim |
Metoprolol |
IC |
2.5-5mg bolus TM trong 2p, tối đa 3 lần |
5 phút |
NA |
Như trên |
Propranolol |
IC |
0.15mg/kg TM |
5 phút |
NA |
Như trên |
Diltiazem |
IB |
0.25mg/kg TM trong 2p |
2-7 phút |
5-15mg/h TM |
Giảm HA, chậm nhịp, giảm TS tim, |
Verapamil |
IB |
0.075 đến 0.15mg/kg TM trong 2p |
3-5 phút |
NA |
Giảm HA, chậm nhịp, giảm TS tim, |
Kiểm soát tần số ở BN có dẫn truyền phụ |
|||||
Amiodarone |
IIaB |
150mg mỗi 10p |
Nhiều ngày |
0.5 đến 1mg/p TM |
|
Kiểm soát tần số ở BN suy tim không có dẫn truyền phụ |
|||||
Digoxin |
IB |
0.25 mg TM mỗi 2g, tăng tới 1.5mg |
60 phút hoặc hơn |
0.125 đến 0.375 mg/ngày TM hoặc uống |
Ngộ độc Digitalis, nhịp chậm, giảm TS tim |
Amiodarone |
IIaB |
150mg mỗi 10p |
Nhiều ngày |
0.5 đến 1mg/p TM |
Giảm HA,chậm nhịp, nhiễm độc phổi, bệnh thần kinh,rối loạn sắc tố da,cường giáp,suy giáp,tương tác thuốc kháng vitamin K |
KHÔNG CẤP TÍNH VÀ ĐT DUY TRÌ MẠN TÍNH |
|||||
Metoprolol |
IC |
Giống liều duy trì |
4-6g |
25 đến 100mg uống 2 lần/ngày |
Giảm HA, chậm nhịp, giảm TS tim, suyễn, suy tim |
Propranolol |
IC |
Giống liều duy trì |
60-90 phút |
80-240 mg/ngày chia 2 lần |
Như trên |
Diltiazem |
IB |
Giống liều duy trì |
2-4 h |
120-360mg/ngày chia 2 lần, phóng thích chậm |
Giảm HA, chậm nhịp, giảm TS tim, |
Verapamil |
IB |
Giống liều duy trì |
1-2h |
120-360mg/ngày chia 2 lần, phóng thích chậm |
Giảm HA, chậm nhịp, giảm TS tim,tương tác digoxin |
Kiểm soát tần số ở BN suy tim và không có dẫn truyền phụ |
|||||
Digoxin |
IC |
0.5mg uống /ngày |
2 ngày |
0.125 đến 0.375mg/ngày |
Ngộ độc Digitalis, nhịp chậm, giảm TS tim |
Amiodarone |
IIb C |
800mg/ngày trong1 tuần 400mg/ngày trong 4-6 tuần |
1-3 tuần |
200mg/day |
NT |
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389