Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3)
Ngày 05/04/2017 11:59 | Lượt xem: 1737

V.3  Kiểm soáttrong tình huống cấp tính(hình 3):

Trong tình huống cấp tính,  BN cần KS tần số thất. Chúng ta cần đánh giá nguyên nhân làm nhịp tim nhanh như nhiễm trùng, thiếu máu, thuyên tắc phổi, nội tiết (cường giáp)…và thường dùng chẹn beta và ức chế calcium  hơn digoxin ở BN không có dấu hiệu suy tim vì có tình trạng cường giao cảm.

 Lựa chọn thuốc  và đích tần số phụ thuộc vào đặc điểm BN, bệnh nền và kết hợp, triệu chứng, EF, tình trạng huyết động cũng như điều kiện từng nơi. Ban đầu thường chọn chiến lược không chặt chẽ. Phối hợp thuốc có thể là cần thiết. Amiodazone nên dùng cho BN rất yếu và suy tim nặng. Nên shock điện cho BN có huyết động không ổn định.

 Tại Việt nam, tình trạng BN vào cấp cứu vì RN nhanh kèm các dấu hiệu suy tim nhiều (thường kèm phù phổi cấp), nên cần lưu ý hạn chế dùng các thuốc ức chế co bóp cơ tim để kiểm soát đáp ứng thất (chẹn beta và ức chế calcium). Trong trường hợp như vậy, digoxin là một lựa chọn. Cần nhớ thời điểm bắt đầu tác dụng của thuốc digoxin chậm nhất là 30 phút (TM), 2 giờ (uống) và đỉnh tác dụng 2-3 giờ (TM), 4-6 giờ (uống), vì vậy nên đánh giá hiệu quả thuốc qua lâm sàng và ECG 2-3 giờ sau chích Digoxin khi kiểm soát đáp ứng thất. Theo hướng dẫn hiện nay, chiến lược dùng là G0 (0.25mg) àG2 (0.25mg) àG6 (0,25mg) àG12 (0.25 mg) àG đạt 0.75-1mg, đo ECG trước các giờ định tiêm để xem xét có cần dùng thêm digoxin hay không

Hình 3 : kiểm soát TS thất trong các tình huống cấp tính

V.4  Kiểm soáttrong tình huống không cấp tính và dài hạn:

            Lựa chọn thuốc duy trì tùy theo từng người bệnh và tình trạng bệnh lý đi kèm (hình 4)

Hình 4: Lựa chọn thuốc kiểm soát tần sốtrong tình huống không cấp tính và dài hạn

Phối hợp thuốc: trên thực tế lâm sàng, khi dùng một thuốc không đạt mục tiêu, đôi khi đòi hỏi phải phối hợp thuốc. Lựa chọn thuốc phối hợp tùy theo tình trạng bệnh lý đi kèm. Các phối hợp thường dùng là (hình 4):

§  Digoxin + ức chế b

§  Digoxin + ức chế Ca++ (Verapamil hay Diltiazem)

§  Digoxin + amiodaron

§  Ức chế b+ amiodaron

Mặc dù về lý thuyết chúng ta có thể dùng 3 thuốc tác động lên nút AV, nhưng chúng ta cần rất thận trọng vì khả năng sẽ gây nhịp chậm nghiêm trọng  mà chúng ta không tiên đoán được (hình 5)

V.5  .Kiểm soát đáp ứng thất không dùng thuốc:

Loại bỏ hệ dẫn truyền AV và tạo nhịp vĩnh viễn  biện pháp là tối ưu cho BN vẫn còn tần số thất nhanh mặc dù trị liệu thuốc tối đa hay dừng thuốc kiểm soát đáp ứng thất vì tác dụng phụ. Như vậy, biện pháp này chỉ được xem xét khi đã nỗ lực tối đa thực hiện thuốc để KS tần số mà không hiệu quả. Catheter ablation được chứng minh có hiệu quả và được xem xét hiện nay là bước thứ hai ở BN RN  tiếp tục có nhiều triệu chứng mặc dù thử một hay nhiều loại thuốc chống loạn nhịp. Tỷ lệ thành công thủ thuật thay đổi từ 40-90%. Thủ thuật lập lại có thể hiệu quả ở BN tái phát . Các BN có RN kịch phát và bệnh tim tối thiểu có kết quả tốt hơn so với BN RN dai dẳng kéo dài và nhĩ trái lớn.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua google bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua twitter bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua MySpace bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua icio bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua digg bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Cập nhật chiến lược kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ (P.3)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP