ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2)
Ngày 12/04/2017 07:50 | Lượt xem: 1867

Phát hiện tổn thương cơ tim có hoại tử bằng chất chỉ điểm sinh học.

Tổn thương cơ tim được phát hiện khi có tăng nồng độ các chất chỉ điểm sinh học nhạy và đặc hiệu, ví dụ cTn hoặc CK-MB tăng .7 Troponin I và T của tim là thành phần của bộ máy co thắt trong tế bào cơ tim và hầu như chỉ chuyên biệt cho tim.

Mặc dù sự tăng của các chất chỉ điểm sinh học trong máu phản ánh quá trình tổn thương dẫn tới hoại tử tế bào cơ tim nhưng chúng không cho thấy được cơ chế của quá trình này. Vài giả thuyết đã được đề nghị về việc phóng thích các protein cấu trúc từ tế bào cơ tim, bao gồm sự thay thế tế bào bình thường, chết theo chương trình, tế bào phóng thích các sản phẩm thoái giáng của troponin, sự tăng tính thấm màng tế bào, sự hình thành và phóng thích chỗ phồng của màng tế bào, và hoại tử tế bào. Bất kể cơ chế bệnh sinh nào, hoại tử tế bào cơ tim do TMCBCT được định nghĩa là NMCT.

Hình 1: Hình trên cho thấy vài tình huống lâm sàng khác nhau như suy thận, suy tim, nhịp nhanh hay nhịp chậm, các thủ thuật có hoặc không liên quan tới tim có kèm tổn thương cơ tim kèm chết tế bào đánh dấu bằng việc tăng men troponin tim. Tuy nhiên, các tình huống trên cũng có thể đi kèm với NMCT trong trường hợp có bằng chứng lâm sàng của TMCBCT cấp kèm với tăng hay giảm của men tim troponin.

Hơn nữa, bằng chứng mô học về tổn thương cơ tim đi kèm với hoại tử cũng có thể được phát hiện trong những tình huống lâm sàng có liên quan tới cơ chế chủ yếu tổn thương cơ tim không do thiếu máu cục bộ cơ tim. Một lượng nhỏ cơ tim bị tổn thương kèm hoại tử cũng có thể được phát hiện trong trường hợp suy tim, suy thận, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, thuyên tắc phổi hoặc những thủ thuật qua da hoặc phẫu thuật động mạch vành. Chúng ta không nên gọi các trường hợp trên là NMCT hoặc một biến chứng của thủ thuật, mà nên xem như là tổn thương cơ tim, như được minh họa ở Hình 1. Điều này cho thấy rằng các tình huống lâm sàng rất phức tạp đôi khi khó khăn để xác định những trường hợp nào nằm trong các hình bầu dục như ở Hình 1.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là phân biệt giữa các nguyên nhân gây tăng cTn cấp (đòi hỏi có sự tăng và hoặc giảm của trị số cTn) khác với các trường hợp tăng mãn tính (các trị số có khuynh hướng không thay đổi rõ rệt). Một danh sách các trường hợp lâm sàng liên quan đến tăng nồng độ cTn như vậy được liệt kê ở Bảng 1. Một khi có nhiều yếu tố góp phần gây tổn thương cơ tim nên được mô tả đầy đủ trong hồ sơ bệnh nhân. Chất chỉ điểm sinh học được ưu tiên – toàn bộ hoặc một loại chuyên biệt cho NMCT là cTn (I hoặc T), chúng có vừa có độ đặc hiệu cao cho mô cơ tim vừa có độ nhạy cao về mặt lâm sàng. Ghi nhận được sự tăng và hoặc giảm của trị số là rất quan trọng trong việc chẩn đoán NMCT cấp. Nồng độ cTn tăng được xác định khi trị số tăng trên 99% bách phân vị của giới hạn trên. Giá trị cụ thể của 99% bách phân vị dùng để làm tham chiếu cho chẩn đoán NMCT phải được xác định cụ thể cho từng mẫu thử riêng biệt, với quy trình kiểm soát chất lượng thích hợp cho từng phòng thí nghiệm. Các nhà sản xuất đã xác định giá trị của 99% bách phân vị của giới hạn trên, chúng bao gồm nhiều mẫu thử có độ nhạy cao đang được phát triển, có thể tìm thấy trong bản tham chiếu kèm theo của văn bản này hay trong những ấn phẩm gần đây.10,11,12

Kết quả nên được tính bằng các con số có đơn vị là nanogram trên lít (ng/L) hoặc picogram trên mililít (pg/mL). Tiêu chuẩn đánh giá sự tăng trị số của cTn tùy thuộc vào mẫu thử nhưng cũng có thể được xác định bằng tham số của từng mẫu thử riêng biệt, bao gồm cả các mẫu thử có độ nhạy cao. Độ chính xác tối ưu của từng mẫu thử, được định nghĩa như hệ số sai số ở mức 99% bách phân vị của giới hạn trên, nên lấy ở mức ≤10%. Độ chính xác cao hơn (sai số ≤10%) cho phép làm ra các mẫu thử nhạy hơn, như vậy việc xác định giá trị mẫu thử có thay đổi sẽ dễ dàng hơn. Sử dụng các mẫu thử không có độ chính xác tối ưu (sai số >10%) việc xác định hiệu giá mạnh trở nên khó khăn hơn nhưng không tạo ra kết quả dương tính giả. Không nên dùng các mẫu thử có sai số >10% ở mức 99% bách phân vị của giới hạn trên. Cũng cần phải ghi nhận rằng các vấn đề kỹ thuật trước và trong khi phân tích mẫu máu cũng gây ra tăng và giảm của trị số cTn.

Mẫu máu dùng để thử cTn nên được lấy ở lần thăm khám đầu tiên và lập lại sau 3 – 6 giờ. Cũng cần thử các mẫu tiếp theo nữa nếu có xuất hiện các cơn thiếu máu cục bộ cơ tim khác, hoặc trong trường hợp thời gian lấy mẫu máu đầu tiên không rõ. Để chẩn đoán xác định NMCT, cần phải có sự tăng và hoặc giảm của các trị số trong đó đòi hỏi ít nhất có một trị số cao hơn nồng độ giới hạn, đi kèm với khả năng cao xảy ra NMCT trước khi test. Việc chứng minh hiệu giá tăng hoặc giảm là cần thiết để phân biệt giữa tăng nồng độ cTn cấp hoặc mãn trong các trường hợp có kèm bệnh lý về cấu trúc của tim.10,11,15-19 Chẳng hạn như các bệnh nhân suy thận hoặc suy tim cũng có thể có cTn tăng cao mãn tính đáng kể. Sự tăng này có thể rất cao như các bệnh nhân bị NMCT, nhưng chúng không thay đổi rõ ràng. Tuy nhiên, hiệu giá tăng hay giảm không là yêu cầu bắt buộc để chẩn đoán NMCT trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao; ví như các giá trị gần đỉnh của đường cong thời gian-nồng độ hoặc ở phân khúc giảm chậm, lúc đó xác định có hiệu giá là cả một vấn đề. Các trị số cũng có thể giữ nguyên ở mức cao trong 2 tuần hay hơn sau một đợt khởi phát hoại tử cơ tim.

Các mẫu thử troponin có độ nhạy cao có giá trị thay đổi theo giới tính.Trong trường hợp có trị số cTn cao (>99% bách phân vị của giới hạn trên), có hoặc không kèm theo động học về hiệu giá hoặc không có bằng chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cơ tim trên lâm sàng, ta nên tìm ngay các nguyên nhân khác gây tổn thương cơ tim, như viêm cơ tim, bóc tách động mạch chủ, thuyên tắc phổi hoặc suy tim. Suy thận và các tình trạng bệnh lý mãn tính không liên quan tới TMCBCT khác có thể liên quan với tăng nồng độ cTn được liệt kê ở Bảng 1.10, 11 Nếu không có mẫu thử cTn, thay thế tốt nhất là CK-MB. Tương tự như tropinin, tăng CK-MB được định nghĩa khi có một trị số trên 99% bách phân vị của giới hạn trên, giá trị này cũng được xem như là mức giới hạn quyết định chẩn đoán NMCT. Các giá trị chuyên biệt theo giới tính cũng nên được sử dụng.

Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cục bộ cơ tim và NMCT.

Khởi phát của TMCBCT là bước đầu tiên trong tiến trình dẫn tới NMCT và đưa đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu của Oxy. TMCBCT có thể xác định trên lâm sàng bằng cách hỏi bệnh sử hoặc dùng ĐTĐ. Nghi ngờ TMCBCT bao gồm sự kết hợp khác nhau của triệu chứng khó chịu ở ngực, chi trên, hàm dưới hoặc thượng vị (khi gắng sức hoặc khi nghỉ) hoặc những triệu chứng tương đương đau ngực như khó thở hoặc mệt.

 

Bảng 1Tăng trị số men troponin tim do tổn thương cơ tim
Tổn thương do thiếu máu cục bộ cơ tim cơ tim nguyên phát
Vỡ mảng xơ vữa
Tạo thành huyết khối trong lòng mạch vành
Tổn thương do mất cân bằng cung/cầu của thiếu máu cục bộ cơ tim cơ tim
Loạn nhịp nhanh/ nhịp chậm
Bóc tách động mạch chủ hoặc bệnh van động mạch chủ nặng
Bệnh cơ tim phì đại
Sốc tim, giảm thể tích hoặc sốc nhiễm trùng
Suy hô hấp nặng
Thiếu máu cục bộ cơ tim nặng
Tăng huyết áp kèm hoặc không kèm dày thất trái
Co thắt mạch vành
Tắc hoặc viêm mạch vành
Bất thường nội mạc mạch vành không kèm BMV đáng kể
Tổn thương không do thiếu máu cục bộ cơ tim cơ tim
Va đập, phẫu thuật, cắt đốt, tạo nhịp tim hoặc shock điện
Tổn thương cơ có kèm theo tim
Viêm cơ tim
Chất gây độc cho tim như anthracyclines, herceptin
Đa yếu tố hoặc tổn thương cơ tim không xác định
Suy tim
Stress (bệnh Takotsubo), bệnh cơ tim
Thuyên tắc phổi nặng hoặc tăng áp phổi nặng
Bệnh rất nặng hoặc bị nhiễm trùng
Suy thận
Các bệnh lý thần kinh cấp tính nặng như đột quỵ, xuất huyết dưới màng nhện
Bệnh lý thâm nhiễm như amyloidosis, sarcoidosis
Tập thể thao với cường độ nặng

Theo bacsinoitru.com

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua google bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua icio bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua digg bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: ĐỊNH NGHĨA TOÀN CẦU LẦN THỨ III VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP