Quá trình nghiên cứu được tiến hành từ 12/2013-12/2014 chúng tôi thu được kết quả như sau
Tổng số bệnh nhân Viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy được đưa vào nghiên cứu là 200 tương ứng với 200 chủng vi khuẩn được phân lập.
4. Kết quả nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu được tiến hành từ 12/2013-12/2014 chúng tôi thu được kết quả như sau
Tổng số bệnh nhân Viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy được đưa vào nghiên cứu là 200 tương ứng với 200 chủng vi khuẩn được phân lập.
Những tác nhân được nghiên cứu là những vi khuẩn hàng đầu gây bệnh với tỉ lệ mắc và kháng thuốc cao như Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, K.pneumoniae và Staphyllococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Những kháng sinh được làm thử nghiệm MIC90 bao gồm những kháng sinh thường được chỉ định phổi biến tại bệnh viện.
như nhóm carbapenem nhóm hai (imipenem và meropenem) dành cho hai vi khuẩn gram âm không lên men và vancomycin và teicoplanin dành cho MRSA.
1. Kết quả nghiên cứu MIC90 và đề kháng của Acinetobacter baumanii
50 bệnh nhân được cấy bệnh phẩm dương tính với A.baumannii, tuổi trung bình 65,1 ±19,2 (15-89) chủ yếu tại Khoa Hô hấp là 24 ca (48%) và ICU 22 ca (44%). Khoa bệnh nhiệt đới 4 ca (8%)
1.1.Kết quả MIC90 của các kháng sinh trên chủng A.baumannii:
1.2. Kết quả đề kháng kháng sinh của A.baumannii
2. Kết quả nghiên cứu MIC90 và đề kháng của Pseudomonas aeruginosa
50 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy dương tính với P.aeruginosa được thu nhận.
Tuổi trung bình 55,5 ±21,1 (12-86). Bệnh nhân tại Khoa Hô hấp có 18 ca (36%),ICU có 21 ca (42%), va Khoa bệnh Nhiệt Đới có 11 ca (22%).
2.1. Kết quả MIC90 của các kháng sinh trên chủng P.aeruginosa:
2.2. Kết quả đề kháng kháng sinh của P.aeruginosa
3. Kết quả nghiên cứu MIC90 và đề kháng của Klebsiella pneumonia:
50 bệnh nhân có mẫu đàm dương tính với K.pneumoniae được thu nhận,tuổi trung bình 61,5 ±19,3 (18-93), Khoa Hô hấp 24 ca (48%), ICU 22 (44%), Khoa Bệnh Nhiệt Đới 4 (8%)
3.1. MIC90 của meropenem và imipenem đối với K.pneumoniae
3.2. Kết quả đề kháng kháng sinh của K.pneumoniae
4. Kết quả MIC90 và đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus kháng methicillin
4.1. Kết quả MIC90 của vancomycin và teicoplanin trên MRSA
50 bệnh nhân có mẫu đàm dương tính với S.aureus,tuổi trung bình 59,1 ±22,7 (17-87), gồm Khoa Hô hấp 13 ca (26%), ICU 17 ca (34%), Khoa Bệnh nhiệt đới 9 ca (18%) và khoa khác 11 ca (22%).
MIC90 vancomycin ≥ 1 mg/l là 50%,và < 1mg/l là 50%.
MIC90 Teicoplanin ≥ 1 mg/ml là 22%, và < 1 mg/l là 78%
2. Kết quả đề kháng vancomycin và teicoplanin của MRSA
5. Bàn luận:
1. Kết quả chung:
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân VPBV và VPTM do Acinetobacter baumanii 65,1 ±19,2 cao hơn các tác nhân khác (Pseudomonas aeruginosa: 55,5 ±21,1 K.pneumoniae7: 61,5 ±19,3 và MRSA: 59,1 ±22).Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
2. Tình hình đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii:
Hiện nay, qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy A.baumannii đề kháng với hầu hết các kháng sinh kể cả kháng sinh phổ rộng ngoại trừ colistin gây rất nhiều khó khăn cho các nhà lâm sàng trong chọn lựa kháng sinh điều trị
Trong nghiên cứu nầy, 50 bệnh nhân được chẩn đoán VPBV, VPTM do A.baumannii được đưa vào nghiên cứu MIC90 của các kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện nay, cho thấy tình hình đề kháng rất cao kể cả nhóm carbapenem nhóm 2 như imipenem và meropem.So với những nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân VPTM do A.baumannii trong và ngoài nước, tỉ lệ kháng carbapenem là 60-80% [21,22,23,24,25,26].
Chúng tôi nhận thấy, sự gia tăng đề kháng hiện nay của A.baumannii với nhiều kháng sinh phổ rộng như imipenem và meropenem là rất đáng lo ngại, hầu như không có kháng sinh đơn độc nào có thể sử dụng đạt hiệu quả cao khi nhiễm trùng do tác nhân nầy vì MIC90 thường > 32 mcg/ml, gấp 2 lần chuẩn CLSI.
Theo chuẩn CLSI 2013, MIC90 của các kháng sinh imipenem và meropenem trên chủng A.baumannii đã vượt qua ngưỡng đề kháng từ 2 lần, gây khó khăn thực sự khi sử dụng liều lượng được khuyến cáo
Việc sử dụng liều cao, tăng thời gian truyền để tối ưu hoá điều trị và phối hợp kháng sinh có tính hiệp đồng thực sự rất cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị theo PK/PD của kháng sinh hoặc đưa vào sử dụng những kháng sinh mới còn nhậy cảm với MIC thấp là rất cần thiết. Nhận định nầy cũng phù hợp với nhiều tác giả nghiên cứu trên chủng nầy trên thế giới và Việt Nam. [3,4,8,9,28,32]
3. Tình hình đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa:
50 chủng P.aeruginosa gây VPBV và VPTM được thu nhận vào nghiên cứu MIC cho thấy khả năng kháng thuốc của tác nhân nầy khá cao đặc biệt carbapenem nhóm 1 và 2 theo chuẩn CLSI 2013. Xu hướng đề kháng gia tăng ở nhóm carbapenem có lẽ do việc sử dụng gia tăng carbapenem nhóm 2 nhằm điều trị nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn đa kháng nhất là A.baumannii trong thời gian vừa qua.
Những kháng sinh bị đề kháng có MIC90 cao hơn 2 lần chuẩn CLSI cho thấy cần phải phối hợp hay thay đổi cách dùng nhưng tăng thời gian truyền như khuyến cáo hoặc tăng liều để đạt hiệu quả điều trị trên lâm sàng
P.aeruginosa là vi khuẩn gây bệnh thường xuyên trong môi trường bệnh viện chỉ sau A.baumannii và khả năng kháng thuốc cao với nhiều loại kháng sinh và có tỉ lệ tử vong cao.
Trong công trình nghiên cứu về tỉ lệ tử vong của 314 bệnh nhân nhiễm trùng huyết do S.aureus hay P.aeruginosa, Osmon và cs nhận thấy tử vong do nhiễm trùng huyết do P.aeruginosa cao hơn S.aureus nhậy methicillin hay kháng methicillin mặc dù điều trị kháng sinh đầu đủ [7]
Trong nghiên cứu nầy, chúng tôi không làm MIC của aminoglycosides đối với P.aeruginosa. Trên lâm sàng cũng chưa có công trình nào so sánh hiệu quả của aminoglycoside với quinolones trong phối hợp với beta lactam trong điều trị nhiễm trùng do P.aeruginosa. Aminoglycoside phối hợp carbapenem không tốt hơn một mình carbapenem trong điều trị hay phát triển kháng thuốc trong khi điều trị [1]. Quinolone là thuốc thường hay dùng để thay thế aminoglycoside do thấm tốt vào đường hô hấp nhưng cũng chưa có nghiên cứu so sánh nào về hiệu quả phối hợp quinolone và betalactam với betalactam một mình [1].
4. Tình hình đề kháng của K.pneumoniae.
Vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacae có khả năng gây nhiễm trùng bệnh viện cao, đặc biệt viêm phổi bệnh viện ngoài ICU. Vi khuẩn nầy sinh beta lactamase phổ rộng (ESBL) ngày càng gia tăng gây đề kháng hầu hết kháng sinh cephalosporines thế hệ 3 và 4, mặc dù xét nghiệm đề kháng trên đĩa thạch vẫn còn nhậy cảm. Do đó, không nên sử dụng cephalosporin thế hệ 3 và cả thế hệ 4 trong điều trị VPBV do nhóm tác nhân nầy. [1,15,28]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, K.pneumoniae đề kháng tăng cao với tất cả các kháng sinh sử dụng, kể cả kháng sinh phổ rộng như carbapenem (imipenem 68 % và meropenem 62%), theo chuẩn MIC90 của CLSI 2013. Sự gia tăng đề kháng so với những nghiên cứu trong nước các năm qua là một báo động thật sự vì là vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện rất phổ biến và khả năng sinh carbapenamase đang gia tăng trên thế giới và tại Viện Nam [1,12,13,31,32 ].
Thuốc ưu tiên sử dụng hàng đầu là carbapenem và betalactam kết hợp chất ức chế beta lactamase (cefoperazone + sulbactam, piperacillin + tazobactam). Tuy nhiên những vi khuẩn như Klebsiella hay Enterobacter có thể phát triển đề kháng carbapenem trong quá trình điều trị, làm thất bại điều trị không mong muốn kể cả khi kết quả còn nhậy cảm in vitro.[1, 15]
Enterobacteriacae(chủ yếu là K. pneumoniae) sản xuất KPC gây tăng tỉ lệ tử vong và chưa có sự điều trị tốt nhất cho những tác nhân nầy. Kết hợp điều trị tigecyclin với colistin và meropenem hay fosfomycin, thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn và có hoạt tính chống lại Enterobacteriacae sinh ESBL in vitro bao gồm K. pneumoniae kháng carbapenem và có tác dụng hiệp đồng với nhiều kháng sinh chống lại P. aeruginosa, Acinetobacter và Enterobacteriacae
5. Tình hình đề kháng của Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA):
Là tác nhân gram dương thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện hay viêm phổi bệnh viện đặc biệt S.aureus kháng methicillin (MRSA) chiếm 70% nhiễm trùng S.aureus trong bệnh viện và có tỉ lệ tử vong cao [1,2,5,6,7,30]. Chúng tôi thu thập 50 chủng MRSA và đo lường MIC90 của 2 kháng sinh thông dụng là Vancomycin và Teicoplanin. Vi khuẩn đều còn nhậy cả 2 kháng sinh 100%, Tuy nhiên, MIC90 của vancomycin cao hơn teicoplanin (MIC vancomycin ≥ 1 mg/l là 50%,và < 1mg/l là 50%.MIC Teicoplanin ≥ 1 mg/l là 22%, và < 1 mg/l là 78%).
Andrew Deryke và cs tiến hành nghiên cứu về dịch tễ học, điều trị và tử vong do viêm phổi bệnh viện có nhiễm trùng huyết do S. aureus trên 206 bệnh nhân trong 5 năm từ 1999-2004 nhận thấy rằng viêm phổi do S.aureus phát triển chậm trên bệnh nhân thở máy tại ICU và tử vong 55,5% so với tử vong chung và không có sự khác nhau về tử vong và thời gian nằm viện giữa điều trị thích hợp sớm và điều trị thích hợp trễ, giữa VPBV do S.aureus nhậy methicillin và kháng methicillin khi điều trị vancomycin. Kết quả từ nghiên cứu nầy cũng phù hợp với nghiên cứu của Osmon và cs [7]. Điều nầy cho thấy nhu cầu một thuốc mới ngoài vancomycin trong điều trị tác nhân nầy.
Vancomycine được xem là tiêu chuẩn vàng điều trị MRSA trước đây. Trong vòng 2 thập niên qua MIC gia tăng làm giảm nhậy cảm với vancomycin (MIC trung gian (vancomycin intermediate susceptibility S. aureus [VISA]) với MICs 4–8 mg/l hay kháng hoàn toàn (vancomycin-resistant S. aureus [VRSA]) với MICs ≥ 16 mg/l. Ngoài ra, một số chủng MRSA có hiện tượng giảm nhậy cảm với vancomycin. Những vi khuẩn nầy vẫn còn nhậy bằng test nhậy cảm nhưng cần nồng độ cao vancomycin gần mức trung gian để ức chế vi khuẩn (MIC # 2 mg/l). Lodise và cs nhận thấy rằng bệnh nhân có MICs >1.5 mg/l sẽ thất bại điều trị gấp 2,4 lần so với bệnh nhân có MICs <1.0 mg/l (36.4 vs 15.4%, p = 0.049).[5]
Như vậy, theo chúng tôi, việc thay thế vancomycin bằng teicoplanin sẽ là một lựa chọn hợp lý trong tình hình hiện nay dựa trên kết quả đạt được trong nghiên cứu in vi tro và in vivo.
6. Kết luận:
Qua nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu MIC90 của imipenem và meropenem đối với A.baumannii và P.aeruginosa và MIC90 của vancomycin đối với MRSA cho thấy tình hình đề kháng carbapenem nhóm hai là rất cao, cũng như MIC90 của vancomycin > 1mg/l chiếm đa số trường hợp.
1. Đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây VPBV – VPTM:
Đề kháng kháng sinh của A.baumannii: A.baumannii đề kháng rất cao với nhóm carbapenem nhóm 2 như imipenem (100%) và meropem (98%)
Đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa: kháng imipenem (72%), meropenem (74%).
Đề kháng kháng sinh của K.pneumoniae: kháng imipenem là 68 % và meropenem là 62%
Đề kháng kháng sinh của MRSA: MRSA còn nhậy cả 2 kháng sinh vancomycin và teicoplanin là 100%
2. MIC90 của các vi khuẩn gây VPBV-VPTM:
MIC90 của imipenem và meropenem > 32 mg/l đối với A.baumannii lần lượt là 100% và 98%.
MIC90 của imipenem và meropenem > 32 mg/l đối với P.aeruginosa lần lượt là 72% và 74%.
MIC90 của imipenem và meropenem > 32 mg/l đối với K.pneumoniae lần lượt là 56 % và 52 %, vượt 4 lần chuẩn đề kháng theo CLSI 2013.
MIC90 của vancomycin đối với MRSA ≥ 1mg/l là 50%,và < 1mg/l là 50%.
MIC90 teicoplanin ≥ 1mg/l là 22%, và < 1mg/l là 78%).
Theo hoihohaptphcm.org
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389